Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

Nghiến răng tưởng vô hại mà nguy hại không tưởng

Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến hai hàm răng nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két. Chứng này có thể gây ảnh hưởng xấu tới men răng, đau răng, hàm và mặt hay trầm trọng hơn là rối loạn thái dương hàm, đau khớp hàm và cơ hàm mãn tính.

Cùng Peace Dentistry tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân hậu quả và cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ hiệu quả nhé!

1/ Chứng nghiến răng khi ngủ là gì?

  • Nghiến răng xảy ra khi hàm trên và hàm dưới cắn chặt và mài sát vào nhau một cách không kiểm soát trong trạng thái vô thức nhất là lúc ngủ.
  • Đây là một tình trạng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em lẫn người lớn.
  • Bệnh lý nghiến răng có hai loại: nghiến răng trong khi ngủ và nghiến răng khi còn thức. Cả hai trường hợp trên đều gây thiệt hại về răng miệng.
  • Tuy nhiên tình trạng nghiến răng khi ngủ thường nghiêm trọng hơn so với lúc còn thức.

2/ Nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ:

Có nhiều nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ, bao gồm:

  • Yếu tố tâm lý: căng thẳng, stress, hồi hộp đều làm cho hệ thần kinh bị căng thẳng làm cho nghiến răng nghiêm trọng hơn khi ngủ vào ban đêm. Với những người có tính cách mạnh mẽ, hiếu thắng cũng có khả năng bị bệnh cao hơn.
  • Sai lệch vị trí răng: khi hai hàm răng mọc lệch, không thẳng hàng sẽ khó ăn khớp với nhau, thường có xu hướng cọ sát, nghiến chặt lại.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: ở người già suy yếu hay trẻ em bị suy dinh dưỡng do thiếu hụt canxi, các vitamin B, C, đều có nguy cơ nghiến răng.
  • Dùng nhiều chất kích thích: những đối tượng có thói quen sử dụng các thực phẩm chứa chất cafein như cà phê hay thực phẩm chứa cồn như rượu bia. Hoặc nghiện hút thuốc lá đều rất dễ gặp phải tình trạng nghiến răng khi ngủ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng các thuốc chữa bệnh về thần kinh, trầm cảm, động kinh đều có thể làm cho bệnh nhân có triệu chứng nghiến chặt răng khi ngủ.
  • Ngoài ra, tật nghiến răng khi ngủ còn có thể do di truyền từ người thân hoặc bệnh nhân trước đó đã mắc các bệnh lý như: trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh Parkinson,…

3/ Dấu hiệu của chứng nghiến răng khi ngủ:

Bệnh nhân có thể nhận biết tật nghiến răng khi ngủ thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Hai hàm răng nghiến siết vào nhau, phát ra âm thanh đủ lớn làm người ngủ cùng giật mình thức giấc.
  • Răng bị mòn mặt nhai hoặc có dấu hiệu mẻ răng.
  • Răng bị mòn lộ ngà có thể trở nên đau nhức, nhạy cảm với những thực phẩm nóng lạnh.
  • Cảm thấy đau tai mặc dù không phải vấn đề gì về tai.
  • Má trong bị trầy xước, tổn thương.
  • Nếu mô nha chu suy yếu bạn sẽ có biểu hiện lung lay răng.
  • Đau đầu âm ĩ.
  • Giấc ngủ thường bị gián đoạn.
  • Đau thái dương hàm, đau quai hàm và rất khó để há miệng.

4/ Ảnh hưởng của chứng nghiến răng khi ngủ:

  • Xét về mặt giao tiếp, nghiến răng khi ngủ có thể khiến cho người ngủ cùng bị gián đoạn giấc ngủ và cảm thấy rất khó chịu.
  • Bệnh nghiến răng có thể có những hậu quả nặng nề cho sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là làm sai lệch khớp cắn toàn hàm, nguy cơ hình thành viêm khớp thái dương hàm rất nghiêm trọng.
  • Những người bị bệnh nghiến răng trầm trọng có thể làm tổn thương nướu, làm hỏng các miếng hàn trám răng nếu có.
  • Việc siết chặt hai hàm răng, ma sát qua lại giữa bề mặt nhai cũng như áp lực cắn xuống có thể khiến lớp ngoài của răng là men răng bị mòn đi, thậm chí làm nứt vỡ răng, gia tăng sự nhạy cảm của răng và các nguy cơ bệnh lý răng khác.
  • Khi bị nghiến răng dữ dội có thể làm cho các cơ hàm hoạt động quá mức gây phì đại cơ cắn 2 bên hàm. Từ đó gương mặt sẽ trở nên mất cân đối hoặc có hình dạng vuông, rối loạn vùng khớp thái dương, hàm.
  • Tùy theo từng tình trạng hư hỏng ở vùng khớp mà bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khác nhau. Có thể bị đau nhức ở khớp hàm, khi ăn uống và há miệng sẽ nghe tiếng lụp cụp, việc há miệng cũng gặp nhiều khó khăn hơn,…

5/ Cách điều trị chứng nghiến răng khi ngủ:

Cách điều trị bệnh nghiến răng hiệu quả sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân của tật nghiến răng cụ thể là gì.

a/ Chữa nghiến răng do sự lệch lạc của răng:

  • Bọc răng sứ: Đối với những bệnh nhân bị nghiến răng có nguyên nhân do sự lệch lạc của răng ở 2 hàm. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng cách mài răng với tỷ lệ nhất định. Sau đó bọc mão sứ giúp loại bỏ sự lệch lạc của hàm răng hiệu quả nhanh chóng.
  • Chỉnh nha niềng răng: Đối với những trường hợp nghiến răng do răng mọc lệch lạc, cần nắn chỉnh lại răng để các răng mọc về vị trí chuẩn, không lệch khớp cắn. Từ đó nghiến răng cũng sẽ được khắc phục.

b/ Chữa bệnh nghiến răng do stress:

  • Với những bệnh nhân bị nghiến răng do tâm lý căng thẳng, stress.  Cần phải thư giãn để tinh thần thoải mái, trước khi đi ngủ có thể nghe nhạc nhẹ để dễ ngủ.
  • Không nên thức khuya, hãy cố gắng ngủ 7 – 8 tiếng. Nên sắp xếp chỗ ngủ gọn gàng, tạo không gian thoáng, tránh nhiều ánh sáng chiếu vào, tránh ồn để có một giấc ngủ ngon.
  • Ngoài ra, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng, nên tăng cường bổ sung canxi cho răng chắc khỏe.

c/ Sử dụng máng chống nghiến răng:

  • Đeo máng chống nghiến vào răng lúc ngủ chính là biện pháp ngăn ngừa hiệu quả các tổn thương do nghiến răng gây ra.
  • Bệnh nhân nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và lấy dấu hàm, sau đó chế tác máng ngậm chống nghiến phù hợp với tình trạng răng của mình. Mỗi khi đi ngủ hãy đeo máng này vào răng để tránh tình trạng cọ sát giữa 2 hàm.

d/ Dùng thuốc:

Nhìn chung, những loại thuốc có thể cải thiện được phần nào giấc ngủ cho bạn hoặc giúp bạn thư giãn cơ thể. Các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc giãn cơ, thuốc giảm stress, hay tiêm botox nếu người bệnh không đáp ứng với các liệu pháp điều trị khác.

e/ Một số biện pháp hạn chế nghiến răng khi ngủ

Ngoài việc áp dụng liệu trình chữa nghiến răng theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cũng nên biết cách hạn chế tình trạng nghiến răng theo hướng dẫn dưới đây:

  • Tránh để tâm lý bị lo âu, căng thẳng, stress quá mức. Thay vào đó hãy nghỉ ngơi, thư giãn nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga, ngồi thiền,….
  • Không nên thức quá khuya. Trước khi ngủ hãy thư giãn và thả lỏng cơ thể để dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn.
  • Tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu magie và canxi trong các bữa ăn để giúp tăng cường độ chắc khỏe cho răng.
  • Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các đồ uống có cồn và cafein như bia rượu, cà phê, không hút thuốc lá vì những thứ này sẽ khiến cho bệnh nghiến răng thêm trầm trọng hơn.
  • Không nên dùng răng để nhai các thứ không phải đồ ăn như bút chì, kẹo cao su,…
  • Thăm khám răng định kỳ từ 1 – 2 lần/năm sẽ là giải pháp tốt nhất để sớm nhận biết được bệnh nghiến răng. Thông qua thăm khám, kiểm tra bác sĩ sẽ nhận biết được các dấu hiệu của nghiến răng. Từ đó sẽ tư vấn phương pháp khắc phục hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

Với hơn 15 năm hoạt động, chúng tôi luôn tâm niệm: “Sự hài lòng của khách hàng là nền tảng vững chắc nhất giúp Peace Dentistry phát triển và khách hàng sẽ là người  đưa thương hiệu của Peace Dentistry đến với cộng đồng”.

Và bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, vật liệu nha khoa tốt, quy trình chuẩn…là chưa đủ để tạo nên chất lượng dịch vụ tốt cũng như sự yêu mến của khách hàng. Yếu tố quan trọng nhất chính là Y ĐỨC và TẬN TÂM. Không chỉ điều trị tốt mà còn phải là chi phí hợp lý, hiệu quả lâu dài, chu đáo trong phục vụ, nghĩ cho lợi ích của khách hàng. Đó là cách phát triển bền vững và lâu dài nhất. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại nha khoa. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0978.563.565/0942.563.565 hoặc inbox đăng ký trực tuyến tại: https://m.me/PeaceDentistry

0 nhận xét:

Đăng nhận xét