Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

Phân biệt niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài sứ?

SO SÁNH NIỀNG RĂNG MẮC CÀI SỨ VÀ NIỀNG RĂNG MẮC CÀI KIM LOẠI?

Muốn xác định được đâu là loại mắc cài tốt hơn bạn cần tiến hành so sánh mắc cài sứ và mắc cài kim loại thông qua nhiều tiêu chí khác nhau. Việc đánh giá chính xác ưu điểm cũng như nhược điểm của từng loại mắc cài sẽ giúp bạn lựa chọn được phương án niềng răng tốt nhất. Trên thực tế, khi so sánh mắc cài sứ và mắc cài kim loại, người ta luôn quan tâm đến sự khác nhau. Bên cạnh những điểm giống nhau như trên, khi so sánh mắc cài sứ và mắc cài kim loại bạn sẽ biết được chúng khác nhau nhiều như thế nào.

1. Chất liệu:

Chất liệu luôn là yếu tố đầu tiên mọi người sử dụng để so sánh mắc cài sứ và mắc cài kim loại. Ngay từ tên gọi chắc hẳn bạn cũng đã nhận ra sự khác biệt của 2 loại mắc cài này rồi có đúng không? Vậy nên hãy tiến hành so sánh mắc cài sứ và mắc cài kim loại thông qua chất liệu để có thể hiểu rõ hơn về cả 2 loại mắc cài:

 Mắc cài sứ: có chất liệu sứ nguyên chất, không gây kích ứng.

- Mắc cài kim loại được cấu tạo từ các loại thép không gỉ như titan, vàng, niken…Ngoài ra để hạn chế tối đa khả năng gỉ sét, người ta thường bổ sung thêm các chất như chromium, molypden…

Cả 2 loại mắc cài này đều đã được kiểm định độ lành tính kỹ càng trước khi ứng dụng vào lĩnh vực nha khoa. Vậy nên khách hàng không cần phải lo lắng quá nhiều khi sử dụng. Tuy nhiên sau khi so sánh mắc cài sứ và mắc cài kim loại bạn có thể lựa chọn được kiểu loại phù hợp nhất với mình. Về mức độ an toàn, mắc cài sứ có phần chiếm ưu thế hơn.

2. Đối tượng chỉnh nha:

- Niềng răng mắc cài sứ do chất liệu sứ có tính thẩm mỹ cao nên phù hợp với những người có công việc cần giao tiếp nhiều.

- Áp dụng được cho hầu hết các các dạng sai lệch răng, từ hô, móm đến khấp khểnh.

3. Tính thẩm mỹ:

Tính thẩm mỹ cũng được nhiều khách hàng quan tâm khi niềng răng. Bởi khi nhắc đến việc niềng răng, nhiều người sẽ có tâm lý e ngại, tự ti, ngại giao tiếp do lộ mắc cài. Về khía cạnh thẩm mỹ, niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài sứ có sự chênh lệch khá lớn.

- Tính thẩm mỹ tương đối cao vì chất liệu sứ có màu tương tự răng thật.

- Màu sắc kim loại dễ bị nhận thấy khi nói chuyên, giao tiếp gần.

Nếu bạn quan tâm về tính thẩm mỹ chắc hẳn sau khi so sánh mắc cài sứ và mắc cài kim loại đã biết được đâu là lựa chọn tốt nhất dành cho mình. Hiện nay, niềng răng mắc cài sứ chính là lựa chọn hoàn hảo để bạn có thể tự tin thể hiện bản thân trong các hoạt động thường ngày dù đang niềng răng.

4. Khả năng ăn nhai:

Thông thường, trong quá trình niềng răng khả năng ăn nhai của khách hàng sẽ bị hạn chế nhất định. Hoạt động ăn nhai cần phải thực hiện cẩn thận để không phát sinh nên những vấn đề xấu ảnh hưởng đến mắc cài. Khi so sánh mắc cài sứ và mắc cài kim loại bạn cũng cần nên lưu ý đến vấn đề này:

- Thiết kế của mắc cài sứ giúp bạn ăn nhai dễ dàng hơn. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm bám dính trên mắc cài. Tuy nhiên, về được tạo thành từ chất liệu sứ nên loại mắc cài này rất dễ vỡ. Khách hàng nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm quá cứng.

- Còn đối với mắc cài kim loại việc ăn nhai sẽ bị hạn chế, không nên dùng các loại đồ ăn quá dẻo vì dễ dính mắc cài gây khó vệ sinh.

Khách hàng nên lưu ý đến những vấn đề này để đảm bảo được độ chắc chắn của mắc cài. Chỉ như vậy quá trình chỉnh nha niềng răng mới diễn ra suôn sẻ, đảm bảo đạt hiệu quả cao theo đúng liệu trình đề ra tốt nhất. Hạn chế việc làm bung mắc cài để không phải mất nhiều thời gian cho việc lui tới nha khoa.

5. Hiệu quả chỉnh nha:

Khi so sánh mắc cài sứ và mắc cài kim loại bạn không thể nào bỏ qua hiệu quả mà 2 loại mắc cài này mang lại. Muốn khắc phục được hết các khuyết điểm trên răng, cải thiện tính thẩm mỹ hiệu quả thì nên lựa chọn kiểu loại mắc cài nào? Tìm hiểu qua những thông tin sau đây để có thể hiểu rõ hơn về công dụng của mắc cài sứ và mắc cài kim loại:

- Đối với niềng răng mắc cài sứ, lực tác động sẽ yếu hơn so với mắc cài kim loại. Vậy nên hiệu quả niềng răng sẽ đạt được lâu hơn đối với các khuyết điểm răng nặng.

- Niềng răng mắc cài kim loại: lực từ các dây cung mạnh hơn hẳn, ưu điểm là ổn định và mang lại hiệu quả chỉnh nha cao. Duy chỉ có nhược điểm là mỗi lần siết răng định kỳ sẽ có cảm giác hơi ê nhức răng. Tuy nhiên chỉ sau 1 – 2 ngày cảm giác đó sẽ hết.

Đó chính là lý do vì sao dù có nhiều phương pháp chỉnh nha hiện đại hơn những mắc cài kim loại vẫn là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều khách hàng. Có thể nói đây là phương án niềng răng tối ưu nhất dành cho bạn. Đảm bảo thực hiện niềng răng mắc cài kim loại bạn sẽ khắc phục được hết các tình trạng răng lệch lạc, khấp khểnh, răng hô, móm,…

6. Thời gian điều trị:

Trên thực tế thời gian điều trị cho 1 ca niềng răng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình trạng xô lệch của răng, độ tuổi niềng răng của khách hàng, chế độ chăm sóc, vệ sinh trong khi niềng, phương pháp niềng răng…

So sánh về thời gian niềng răng của phương pháp mắc cài sứ và mắc cài trên cùng 1 tình trạng răng có thể thấy niềng răng mắc cài kim loại có thời gian điều trị nhanh hơn 1 chút, khoảng nửa năm.

- Mắc cài sứ: thời gian niềng răng kéo dài từ 18 – 24 tháng, có thể hơn tùy vào tình trạng răng.

- Do chất liệu kim loại có độ bền chắc cao nên giúp quá trình niềng răng diễn ra liên tục, nên thời gian niềng răng sẽ nhanh hơn mắc cài sứ.

Lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại vừa giúp cải thiện tính thẩm mỹ trên răng hiệu quả lại vừa tiết kiệm được thời gian. Đó chính là lý do vì sao phương pháp niềng răng truyền thống này lại được đánh giá cao. Sau khi so sánh thời gian điều trị giữa 2 loại mắc cài bạn đã có được lựa chọn tốt dành cho mình hay chưa?

7. Chi phí:

Một trong những vấn đề không kém phần quan trọng khác bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện niềng răng chính là chi phí. Vậy niềng răng mắc cài sứ và niềng răng mắc cài kim loại có chi phí như thế nào? Phương án nào chỉnh nha hiệu quả với giá phải chăng nhất? Dưới đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn:

- Niềng răng mắc cài sứ có chi phí cao hơn mắc cài kim loại từ 35,000,000 đồng – 50,000,000 đồng/liệu trình (tùy từng trường hợp).

- Chi phí niềng răng mắc cài kim loại là thấp nhất trong các phương pháp niềng răng. Mắc cài kim loại rẻ hơn từ 20 – 35 triệu (tùy từng trường hợp)

Hãy nhanh chóng tìm hiểu qua đặc điểm của từng loại mắc cài ngay từ bây giờ mà xác định nên niềng răng bằng phương pháp nào nhé. Đối với những khách hàng muốn cải thiện tính thẩm mỹ trên răng nhanh chóng với chi phí thấp thì hãy lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại. Tuy còn một vài hạn chế nhất định nhưng loại mắc cài này vẫn rất đáng sử dụng.

Tìm hiểu thêm về: giá của niềng răng mắc cài

NÊN SỬ DỤNG MẮC CÀI SỨ TỰ BUỘC HAY KIM LOẠI TỰ BUỘC?

Bài viết sẽ so sánh cụ thể 2 loại mắc cài này để các bạn có cái nhìn rõ nét hơn và chọn được loại phù hợp cho mình nhé!

1. Mắc cài sứ tự đóng:

Ưu điểm:

- Tính thẩm mỹ vượt trội: Mắc cài được làm từ chất liệu sứ có màu trùng với màu răng, thiết kế nhỏ gọn, vì thế có ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin hơn trong việc giao tiếp hàng ngày.

- Có hiệu quả chỉnh nha cao: Hệ thống nắp trượt tự đóng đảm bảo cho lực kéo luôn được liên tục và ổn định, từ đó rút ngắn thời gian nắn chỉnh răng và tăng hiệu quả chỉnh nha. Có thể nói niềng răng mắc cài sứ tự khóa có thể điều trị thành công tất cả các trường hợp hô, móm, thưa, lệch lạc,… di chuyển răng về lại đúng vị trí trên cung hàm, mang lại thẩm mỹ cho gương mặt và nụ cười của khách hàng.

- Hạn chế tối đa cảm giác đau nhức khi đeo mắc cài cho khách hàng: Với thiết kế tinh tế, bo tròn các cạnh, mắc cài sứ tự buộc đảm bảo cho quá trình chỉnh nha được an toàn và thoải mái nhất cho khách hàng, hạn chế tối đa việc cọ xát vào các cạnh của mắc cài gây đau hoặc chảy máu nướu, lưỡi trong thời gian niềng răng.

- An toàn cho cơ thể: Mắc cài sứ được làm từ hợp kim sứ và các chất liệu vô cơ, đây đều là những chất liệu đã được nghiên cứu không hề gây kích ứng và rất an toàn cho cơ thể. Bên cạnh đó các mắc cài sứ này còn được thiết kế ít góc cạnh vì vậy không gây vướng víu, khó chịu hay đau đớn cho răng, nướu.

- Hạn chế tình trạng bung tuột mắc cài: Trước kia do kỹ thuật chế tạo mắc cài sứ chưa được cải thiện nên tình trạng vỡ, sút mắc cài thường xuyên xảy ra, tuy nhiên hiện nay nhờ công nghệ hiện đại, mắc cài sứ đã được cải tiến, cứng chắc và bền hơn nhiều lần, lại được gắn trên răng nhờ keo chuyên dụng dùng trong nha khoa vì thế tình trạng bung sút không còn xảy ra nữa.

- Chất liệu đặc biệt không bị bám màu: Bạn có thể thoải mái ăn các đồ ăn có màu như trà, cà phê, cà ri,… mà không cần lo lắng mắc cài bị bám màu gây mất thẩm mỹ.

Nhược điểm:

- Chi phí cao: So với mắc cài kim loại tự khóa thì mắc cài sứ có chi phí cao hơn.

- Thời gian đầu sẽ cảm thấy cộm, khó chịu: Trên thực tế mắc cài sứ tự khóa dày hơn mắc cài kim loại tự buộc vì thế bạn sẽ cảm thấy khó chịu một chút trong thời gian đầu do mắc cài và dây cung cộm lên khi giao tiếp. Bạn có thể khắc phục bằng việc sử dụng sáp nha khoa bôi lên phần mắc cài bị cộm.

2. Mắc cài kim loại tự đóng:

Ưu điểm:

- Cơ chế trượt tự khóa đóng mở mắc cài dễ dàng, giúp cho quá trình lắp đặt và chỉnh nha diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

- Ưu điểm vượt trội của niềng răng mắc cài kim loại tự đóng là làm giảm lực ma sát của dây cung trong khe mắc cài, điều này giúp giảm sự đau nhức và khó chịu của bệnh nhân trong suốt quãng thời gian niềng răng.

- Vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

- Rút ngắn thời gian chỉnh nha từ 4 – 6 tháng, tuy nhiên cũng còn tùy theo tình trạng răng của bạn.

Nhược điểm:

- Gây cộm, vướng, khó chịu, căng môi khi nói chuyện

- Tính thẩm mỹ thấp do mắc cài vẫn hiện rõ trên răng

- Chi phí thấp hơn mắc cài sứ tự động tuy nhiên vẫn cao hơn mắc cài kim loại thông thường.

Tóm lại: Nếu bạn không quá coi trọng tới vấn đề thẩm mỹ, bạn có thể lựa chọn mắc cài kim loại tự khóa. Chi phí mắc cài không quá cao mà hiệu quả mang lại rất tốt. Còn nếu bạn là người coi trọng thẩm mỹ, thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người thì mắc cài sứ tự khóa sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét